Trang chủ / Kiến Thức / Tế bào gốc trong mạch máu có thể điều trị bệnh Hemophilia

Tế bào gốc trong mạch máu có thể điều trị bệnh Hemophilia

(Câu lạc bộ máu khó đông bệnh viện quận Thủ Đức) Các nhà nghiên cứu tại Đại học Osaka ở Nhật Bản mới xác định được một nhóm tế bào gốc mới tồn tại trong các mạch máu, được gọi là tế bào gốc nội mô mạch máu, có thể chữa lành các mạch máu bị tổn thương và làm giảm các triệu chứng chảy máu ở các con chuột thí nghiệm mắc bệnh Hemophilia, qua đó mở ra cơ hội điều trị bệnh Hemophilia ở người.

điều trị bệnh Hemophilia

Phát hiện về các tế bào gốc nội mô mạch máu (VESCs) đã được công bố trên tạp chí Cell Stem Cell với tiêu đề “CD157 Marks Tissue-Resident Endothelial Stem Cells with Homeostatic and Regenerative Properties.”

Tế bào nội mô mạch máu (ECs) là thành phần chính của bề mặt bên trong của các mạch máu. Chúng chịu trách nhiệm duy trì chức năng của các mạch máu bằng cách can thiệp vào quá trình sửa chữa và phục hồi mạch máu bị tổn thương cũng như hình thành các mạch mới khi cần thiết.

Các thành quả trước đó của nhóm nghiên cứu này đã phát hiện ra một nhóm nhỏ tế nào nội mô tiềm ẩn khả năng như các tế bào gốc (ai chưa biết về tế bào gốc thì đọc bài này nhé), có nghĩa là chúng có thể biến đổi thành các loại tế bào đặc hiệu để sửa chữa và bảo trì các mạch máu. Ví dụ, tế bào gốc có thể biến đổi thành tế bào da, tế bào ruột, tế bào tủy… tùy thuộc vào loại tế bào gốc mà chúng có thể biến đổi thành các loại tế bào khác nhau (trừ tế bào gốc phôi, có thể biến đổi thành bất kỳ loại tế bào nào). CHO ĐẾN THỜI ĐIỂM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐƯỢC CÔNG BỐ, NHÓM TẾ BÀO GỐC NỘI MÔ NÀY VẪN CHƯA ĐƯỢC XÁC ĐỊNH.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một lượng lớn protein CD157 trên bề mặt tế bào nội mô (hay còn gọi là protein màng tế bào). Ở chuột thí nghiệm, protein này chỉ nằm rải rác ở các động mạch và tĩnh mạch lớn, không xuất hiện tại mao mạch.

Dựa vào sự xuất hiện của CD157, các nhà nghiên cứu đã đã cô lập nhóm tế bào nội mô có CD157 trên bề mặt và ghép chúng vào những con chuột có gan bị chấn thương. Đáng kinh ngạc là những tế bào này không những tự sinh sôi nảy nở và còn giúp lũ chuột phục hồi mạng lưới mạch máu bị tổn thương một cách toàn diện. Tuyệt vời hơn đó là hiệu quả đạt được chỉ với 1 lần ghép CD157 kèm tế bào nội mô (CD157+ECs).

“Các kết quả đạt được còn hơn những gì chúng tôi mong đợi! Một tháng sau khi cấy ghép cho các con chuột bị chấn thương gan, các tế bào được làm giàu CD157 đã tạo ra hệ thống động mạch, tĩnh mạch hoàn thiện như một lá gan khỏe mạnh bình thường” Nobuyuki Takakura, nghiên cứu viên cao cấp đã chia sẻ.

Tiềm năng của CD157+ECs không chỉ dừng lại ở việc phục hồi các mạch máu bị tổn thương, nó còn giúp duy trì sức khỏe của mạch máu.

Để đánh giá khả năng trị liệu của những tế bào này, nhóm nghiên cứu đã thu thập CD157 và các tế bào nội mô từ những con chuột khỏe mạnh để ghép vào các con chuột bị Hemophilia. Các tế bào được ghép cũng bắt đầu tạo ra các mạch máu mới trong gan, định mức yếu tố VIII cũng tăng từ dưới 1% lên hơn 60%, qua đó cải thiện đáng kể hoạt động đông máu.

Ông Takakura chia sẻ: “Chúng tôi tin là những phát hiện mới này mở ra một con đường hoàn mới về lối suy nghĩ mạch máu đã được hình thành như thế nào, và cuối cùng, tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị các rối loại chảy máu hiếm gặp có liên quan đến vấn đề mạch máu“.

Tài Liệu Tham Khảo

(nguồn cuuden.com)

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *